xuất huyết và nhiễm khuẩn kế phát, gia súc đi ngoài phân nhày có lẫn máu và niêm mạc.
* Phòng bệnh:
– Định kỳ tiêu độc chuổng trại bãi chăn thả bằng các loại thuốc sát trùng.
– Định kỳ tẩy trừ giun sán ký sinh đường tiêu hóa bằng Vimectin và VimeFasci hoặc Hanmectin mỗi năm 2 lần cách nhau 6 tháng.
– Rửa sạch và hong khô thức ăn trước khi cho gia súc ăn, tập cho gia súc quen dần với thức ăn mới.
– Che chắn chuồng nuôi tránh rét, gió lùa và mưa tạt
* Điều trị:
Vào mùa mưa ngành chăn nuôi gia súc bị ảnh hưởng rất nhiều do thiếu thức ăn và dịch bệnh, trong đó dịch bệnh là yếu tố gây thiệt hại lớn trên đàn gia súc. Để giảm thiệt hại cho đàn gia súc người chăn nuôi cần biết cách phòng chống các bệnh thường gặp trên gia súc trong mùa mưa như chướng hơi dạ cỏ ở loài nhai lại, hội chứng ỉa chảy, bệnh tụ huyết trùng, bệnh ký sinh trùng…
HỘI CHỨNG ỈA CHẢY
* Nguyên nhân:
– Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm làm bãi chăn, đồng cỏ, chuồng trại bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn và theo nguồn nước xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
– Do gia súc ăn thức ăn dính bẩn, ôi thiu, thức ăn quá nhiều đạm thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây ỉa chảy.
– Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều ở gia súc non dưới 6 tháng tuổi do mẫn cảm với mầm bệnh và thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường chăn nuôi.
* Triệu chứng:
– Gia súc ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, uống nhiều nước, sau đó ỉa lỏng, ban đầu phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng có mùi tanh, gia súc bệnh bị mất nước nhanh, da nhăn nheo.
– Trường hợp bệnh do gia súc bị ký sinh trùng làm tổn thương thành ruột gây
như: Piperazin, Tetramisol, menbendazon, Hanmectin theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
+ Ỉa chảy do cầu trùng: Gặp ở gia súc non với triệu chứng ỉa chảy, con vật cong lưng rặn nhưng phân ra ít, phân lẫn máu và có dịch nhày phủ bề mặt. Điều trị bằng một trong số các loại thuốc sau: Cocizet Nitrofuran, phenolthiazin, sulfamerazin, sulfadimerazin với liều lượng và cách dùng ghi trên nhãn thuốc.
BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ Ở CÁC LOÀI NHAI LẠI (Trâu, bò, dê, cừu,…)
* Thời điểm mắc bệnh:
– Bệnh chướng hơi dạ cỏ của gia súc nhai lại là bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất là vào mùa xuân v– Kiểm tra chất lượng thức ăn, nước uống sử dụng cho gia súc trước khi cho ăn
– Cách ly con vật bệnh, vệ sinh, che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc.
– Cho uống dung dịch điện giải 1g/4 lít nước để bù nước và cân bằng chất điện giải. Nếu tiêu chảy nặng cần truyền nước sinh lý để chống mất nước.
– Dùng một trong các loại kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Oxytracyclin, colistin, kanamycin… tiêm cho gia súc với liệu trình từ 5 – 7 ngày với liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
– Nếu tiêu chảy lẫn máu cần tiêm vitamin K với liều 1ml/20kg trọng lượng để cầm máu.
Trường hợp ở bê, nghé nếu điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả cần lưu ý đến các nguyên nhân gây ỉa chảy do Ký sinh trùng như giun đũa hay cầu trùng với triệu chứng nhận biết và cách điều trị như sau:
+ Ỉa chảy do giun đũa: Gia súc non có biểu hiện bụng căng, lông dựng, nằm im một chỗ, ban đầu đi ỉa phân lổn nhổn, phân từ màu đen, chuyển sang màu vàng xám sền sệt sau đó ngả màu trắng như xi măng lỏng, mùi tanh khẳm.
Điều trị bằng bằng cách cho uống hoặc tiêm các loại thuốc trị ký sinh trùng à mùa mưa.
– Bệnh xảy ra vào tháng 3-4 hoặc tháng 7-8 âm lịch. Bệnh thường ở thể cấp tính, diễn biến nhanh, nếu không điều trị đúng, kịp thời, gia súc sẽ chết rất nhanh.
* Nguyên nhân
– Do thức ăn: cỏ, thân lá cây non chứa nhiều nước, thức ăn bị dính nước mưa, thức ăn ôi thiu, lên men quá chua, nấm mốc, thức ăn chứa chất nhày sinh bọt khí, gia súc ăn quá nhiều các loại thức ăn tinh bột dễ lên men và sinh hơi (củ sắn, bột ngô …).
– Thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường tiêu hóa (Trời đang nắng nóng, đột ngột mưa lạnh kéo dài)
* Triệu chứng lâm sàng (Dấu hiệu nhận biết bệnh)
– Ban đầu gia súc kém ăn, bỏ ăn, không nhai lại, đứng choãi chân ra phía trước, sùi bọt mép, miệng ngáp ợ hơi liên tục.
– Các triệu chứng tiếp theo như bụng căng, lõm hông bên trái căng phồng, gõ tay vào nghe thấy tiếng kêu rõ, con vật có hiện tượng khó thở do phổi bị chèn ép, lỗ mũi mở to.
– Các triệu chứng trên xảy ra kế tiếp nhau và rất nhanh trong khoảng vài giờ, nếu không điều trị kịp thời con vật có thể chết do ngạt thở.
* Cách phòng và trị bệnh.
* Phòng bệnh:
– Trong mùa mưa cần chú ý tránh để thức ăn thô xanh dính nước, thức ăn thu hái gặp mưa cần hong khô trước khi cho gia súc ăn, nếu thức ăn quá non cần bổ sung rơm khô, cỏ khô để giảm nước trong thức ăn.
– Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa chất nhày dễ lên men sinh hơi.
– Không nên chăn thả gia súc khi trời mưa.
* Trị bệnh:
Bước 1: Khi thấy gia súc có dấu hiệu nêu ở trên cần để gia súc nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, nơi có nền dốc, để gia súc đứng đầu quay lên dốc tạo điều kiện giúp gia súc dễ thở.
Bước 2: Dùng rơm khô hoặc bọc dẻ chứa muối rang nóng, hay gừng trộn rượu chà sát, xoa bên ngoài vùng dạ cỏ theo chiều kim đồng hồ nhằm kích thích nhu động dạ cỏ
Bước 3: Cho uống ngay một trong các loại dung dịch sau
– Dung dịch thuốc tím: 1gr/1 lít nước, uống 3 – 5 lít.
– Nước dưa chua: 3- 5 lít.
– Bia hơi: 3 – 5 lít.
– Có thể sử dụng bài thuốc nam sau để điều trị cho gia súc: Tỏi 50-100 gam, lá trầu không 200 gam, gừng 100 gam, phèn chua 10 gam, dọc khoai nước 500 gam, muối ăn (NaCl) 30-50 gam. Giã nhỏ hoà 1-2 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, cho uống để chống lên men sinh hơi.
Bước 4: Dùng tay thuận kéo lưỡi gia súc ra, tay còn lại sát gừng đã được giã nhỏ lên lưỡi để kích thích cơ thực quản co bóp đẩy hơi ra ngoài.
Bước 5: Sau khi thực hiện các việc trên nếu không thuyên giảm cần báo ngay cho cán bộ thú y đến điều trị kịp thời.
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
* Nguyên nhân và cách truyền lan do bệnh
– Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, nguồn lây bệnh từ thức ăn, nước uống hay từ chất thải của động vật ốm sang động vật khỏe.
– Bênh cũng có thể phát sinh do vi khuẩn có sẵn trong đường tiêu hóa hoặc hô hấp của gia súc khi thời tiết thay đổi đột ngột, gia súc ốm yếu giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn Tụ huyết trùng phát triển và gây bệnh.
– Ở nước ta bệnh xảy ra rải rác quanh năm và ở tất cả các vùng, nhưng phát mạnh nhất vào mùa mưa lũ do vi khuẩn lây lan theo nước và bám vào thức ăn.
* Triệu chứng.
Bệnh thường ở thể cấp tính đối với trâu bò, thời gian ủ bệnh chỉ 1-3 ngày, con vật có biểu hiện như sau:
– Không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40- 42o C; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm; tối xám.
– Hầu sưng to, gia súc phải lè lưỡi ra để thở, động tác thở rất mạnh, thường gọi là “bệnh trâu bò hai lưỡi”, gia súc đi lại khó khăn do sưng thùy hạch lâm ba vai, đùi.
– Một số gia súc bị thể đường ruột thì xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu và tế bào ruột bong tróc.
– Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc mắt, mũi. Diễn biến bệnh trong 3 ngày-5 ngày, chết đến 90-100%, nếu nhiễm trùng máu chết nhanh hơn trong 1-1,5 ngày.
Nếu bệnh ác tính hay còn gọi là thể quá cấp tính thì đột nhiên bò sốt cao đến 42oC, hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào thành chuồng, chết nhanh trong 24 giờ.
Gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, ruột viêm lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp, viêm phế quản và phổi mãn tính. Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc.
* Phòng và trị bệnh
– Hàng năm, cần tiêm vacxin tụ huyết trùng 6 tháng một lần và tiêm trước mùa mưa lũ bằng một trong các loại vacxin sau:
+ Vacxin pha formol và keo phèn tiêm 3-5ml/lần, sau 5 ngày có miễn dịch, miễm dịch kéo dài trong 6 tháng.
+ Vacxin nhũ hóa, liều tiêm 5ml, miễn dịch sau 7-10 ngày miễm dịch kéo dài 6-8 tháng.
+ Vacxin nhược độc, tiêm 1-2ml, miễn dịch sau 7 ngày, kéo dài 4-6 tháng.
– Chuẩn bị đầy đủ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lũ, chăm sóc nuôi dưỡng gia súc tốt đảm bảo sức đề kháng với bệnh.
Nguồn: NN&PTNT