Một số bệnh thường gặp ở lợn

Bệnh dịch tả heo khi nuôi heo thịt (Swine fever)

Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan nguy hiểm ở heo do virus Pestivirus gây ra. Heo là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus và do đó là nguồn lây nhiễm quan trọng. Heo bị nhiễm thường thải virus ra môi trường theo các chất bài tiết từ trước khi phát bệnh và kéo dài trong suốt thời gian heo ốm. Tiếp xúc trực tiếp với heo ốm là con đưòng lây nhiễm chính của bệnh dịch tả heo.

– Triệu chứng: Bệnh dịch tả Bệnh dịch tả heoheo có nhiều thể khác nhau như: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tính, thể mãn tính. Mỗi thể bệnh có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp là: sốt cao (trên 41°C), con vật ủ rũ, nằm rúc chỗ tối, đi lại siêu vẹo, viêm kết mạc mắt (mắt có dử), bỏ ăn từ từ, có lúc ăn được ít, lúc bỏ bữa. Dần dần xuất hiện các điểm huyết điểm ở các vùng da bụng, bẹn, cổ, gốc tai, đôi khi có nôn mửa. Phân táo như phân dê, bên ngoài bọc màng nhầy màu trắng, sau có thể bị tiêu chảy. Heo ốm chết sau 7-9 ngày mắc bệnh.

– Bệnh tích:

+ Các hạch lymph xuất huyết;

+ Thận có xuất huyết điểm dưới màng thận (giống trứng gà tây);

+ Lách có xuất huyết hình răng cưa.

+ Phổi viêm ca ta.

+ Niêm mạc ruột viêm ca ta, xuất huyết điểm, đặc biệt ở van hồi manh tràng.

+ Da và niêm mạc có xuất huyết điểm, đặc biệt các vùng bụng, mặt trong đùi…

– Phòng bệnh:

Bệnh này không điều trị mà phòng bằng chủ yếu bằng vaccine: Tiêm vaccin dịch tả heo theo lịch tiêm phòng ở những ổ dịch cần huỷ heo chết theo qui trình vệ sinh thú y và tẩy uế chuồng trại rồi để trống chuồng ít nhất 3 tháng.

bệnh phó thương hàn heo

 

Bệnh phó thương hàn (Salmonellosis)

Đây là bệnh của heo con và choai từ 1- 4 tháng tuổi.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi có chế độ vệ sinh kém, chuồng trại và thức ăn không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là thức ăn tự chế biến.

thức ăn cho heo

– Triệu chứng: Bệnh phó thương hàn có 3 thể: cấp tính, á cấp tính và mãn tính với các triệu chứng điển hình như sau:

+ Giảm ăn hoặc bỏ ăn;

+ Sốt cao 41°C-41,5°C, thậm chí 42°C;

+ Heo nằm rúc đầu vào ổ, run rẩy;

+ Viêm kết mạc mắt;

+ Rối loạn tiêu hoá: phân lúc táo, lúc lỏng màu đất sét lẫn bọt khí có khi lẫn máu, mùi rất khó chịu;

+ Da chỏm tai, dưới ngực, bụng bị tím do xuất huyết;

– Bệnh tích:

 

+ Niêm mạc ruột bị viêm và hoại tử, có màng giả, có một số vết loét nông;

+ Hạch màng treo ruột sưng, màu trắng xám, mềm, trên mặt cắt có vùng hoại tử;

Đọc thêm  Phòng và trị bệnh dịch tả heo

+ Gan có nhiều vùng hoại tử nhỏ (gan lốm đốm);

+ Lách sung huyết dai như cao su;

+ Phổi viêm dạng ca ta;

 Phòng trị:

+ Phòng bằng vaccine: Vaccine PTH keo phèn tiêm ở ngày tuổi 21 và 27 (Nếu dùng vaccine đông khô thì chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất vào lúc 30 ngày tuổi);

+ Trị bệnh bằng các chế phẩm như Alamycin, Floxidin và các loại thuốc bổ trợ như vitamin B1,

Facebook
Google+
Twitter
LinkedIn